
1. Vitamin A là gì?
Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh lý như duy trì chức năng của biểu mô (da, niêm mạc đường hô hấp, ruột, bàng quang, vùng tai trong và mắt), hỗ trợ thay thế tế bào da, hỗ trợ thị giác trong những môi trường thiếu ánh sáng, duy trì hệ miễn dịch tốt, hỗ trợ sự phát triển và sinh sản.
Khi cơ thể thiếu Vitamin A, nguy cơ nhiễm trùng tăng cao và khi nhiễm trùng, cơ thể sẽ cần thêm Vitamin A, gây nên thiếu hụt Vitamin A trầm trọng. Do vậy, trẻ em có thể bị tắc trong một vòng luẩn quẩn giữa việc bị thiếu hụt Vitamin A – nhiễm trùng và tỉ lệ tử vong trẻ em tăng cao. Ngoài ra, Vitamin A còn có thể gây nên tình trạng khô da, khô mắt, bệnh quáng gà phát triển chậm.
Việc thừa Vitamin A cũng có thể khiến một lượng lớn Vitamin A tích tụ trong gan và gây nên tác dụng phụ như sưng xương, loét miệng, thay đổi thị giác và sự nhầm lẫn.
2. Bổ sung Vitamin A từ thức ăn
- Vitamin A trong hoa quả và rau củ: Rau lá màu xanh đậm, Khoai lang; Cà rốt; Bí đỏ; Ngô vàng; Xoài; Đu đủ…
- Vitamin A từ nguồn động vật : Gan; Trứng; Sữa.
- Vitamin A từ các loại dầu: Dầu cọ đỏ.
3. Bao nhiêu Vitamin A là đủ?
Nhu cầu Vitamin A theo từng đối tượng như sau:
- Uống bổ sung Vitamin A cho trẻ nhỏ từ 6 – 59 tháng tuổi : Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra khuyến cáo rằng tất cả các trẻ nhỏ từ 6 – 59 tháng tuổi cần được bổ sung Vitamin A nếu như việc thiếu hụt Vitamin A là một vấn đề sức khỏe cộng đồng nơi trẻ nhỏ đang ở.
- Uống bổ sung Vitamin A cho trẻ nhỏ từ 1 – 5 tháng tuổi: Tổ chức Y tế Thế giới chưa đưa ra khuyến cáo về việc bổ sung Vitamin A cho trẻ nhỏ từ 1 – 5 tháng tuổi. Trong 6 tháng đầu sau khi sinh, phụ nữ nên cho con bú sữa mẹ để đảm bảo sự tăng trưởng, phát triển và sức khỏe tối ưu.
- Uống bổ sung Vitamin A cho phụ nữ đang mang thai: Mặc dù phụ nữ đang mang thai có thể có nguy cơ thiếu hụt Vitamin A tuy nhiên việc uống bổ sung Vitamin A là điều không nên làm do hàm lượng Vitamin A cao trong các loại thuốc uống bổ sung có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Phụ nữ đang mang thai nên bổ sung Vitamin A qua chế độ ăn của mình. Tuy nhiên, ở những khu vực việc thiếu hụt Vitamin A là một vấn đề sức khỏe cộng đồng, phụ nữ mang thai có thể uống bổ sung Vitamin A nhưng ở liều thấp.
Chú ý nên dùng vitamin A hợp lý và theo chỉ dẫn của thầy thuốc, không được lạm dụng vì có thể gây hại đến sức khỏe của bạn.
Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc tư vấn hãy liên hệ với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm qua kênh Cộng đồng làm đẹp Việt Nam, chúng tôi rất vinh dự khi được đồng hành với bạn trên con đường làm đẹp.
Xem thêm tại
- Âu Văn Chiều: Câu Chuyện Về Chàng Chuyên Gia Marketing Truyền Cảm Hứng
- Sau Bao Lâu Có Thể Thấy Được Kết Quả Rõ Rệt Khi Kết Hợp Bộ Sản Phẩm Nám ZIKII ?
- Nám là gì? Cơ Chế Hình Thành Nám Bạn Không Nên Bỏ Qua!
- 8 BƯỚC DƯỠNG DA DẦU CHUẨN KHOA HỌC MÀ BẠN CẦN BIẾT!
- Bác Sĩ Nam Trần – Chuyên Gia Nam Học, Đồng Hành Vì Sức Khỏe Phái Mạnh